THẨM MỸ NÂNG MŨI

Nâng mũi dùng chất liệu gì
Hiện nay Có nhiều loại chất liệu nâng mũi, có loại tốt nhưng cũng có loại trôi nổi trên thị trường ,tại chổ Tiến sĩ bác sĩ Việt Thành có 3 chất liệu nâng mũi

CÁC CHẤT LIỆU DÙNG ĐỂ NÂNG MŨi
Khi bạn quyết định nhờ đến phẫu thuật để nâng mũi, bạn không nên có một quyết định vội vàng. Đơn giản vì quyết định vội vàng sẽ có thể làm bạn thất vọng với chiếc mũi không tự nhiên như ý muốn.
Có nhiều điều mà bạn cần suy nghĩ: mong muốn của bạn có thực tế không, bạn có chọn đúng bác sĩ không, bạn cần chuẩn bị gì cho cuộc mổ, thời gian hồi phục bao lâu. Ngoài ra, nếu bạn bắt đầu tìm hiểu về phẫu thuật nâng mũi này, bạn cần biết thông tin về các loại chất liệu khác nhau mà phẫu thuật viên chọn lựa đểnâng mũi. Hiện có 3 loại chất liệu chính để nâng mũi là silicone, Gore-tex, sụn tự thân. Như vậy loại nào là tốt nhất để giúp bạn đạt được mong muốn. Chúng ta hãy xem qua các ưu và khuyết điểm của các loại chất liệu nầy.
Silicone
Thanh độn Silicone là một trong chất liệu được dùng nhiều nhất. Chất liệu nầy rất phổ biến trong phẫu thuậtnâng mũi Châu Á để nâng cao sống mũi và làm thon đầu mũi. Đây là chất liệu tổng hợp rất thích hợp để nâng cao sống mũi. Có nhiều dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào chiều dài và chiều rộng sống mũi. Hai dạng thường dùng nhất là chữ L và chữ I.
Dạng chữ L dùng để nâng cao sống mũi và đầu mũi. Trong khi kiểu chữ I chỉ dùng nâng cao sống mũi. Silicone thường được dùng vì dễ dàng đặt vào sống mũi để nâng cao và khi không cần thiết cũng lấy ra dễ dàng.

Sau đây là một số khuyết điểm của silicone:
• Silicone là chất liệu cứng nên dễ cho dáng mũi không tự nhiên, nhất là nếu phẫu thuật viên không có kinh nghiệm.
• Silicone đè ép lâu dài làm cho da mõng dần và cuối cùng thanh silicone lộ ra dưới da. Tuy nhiên ở nhiều người Châu Á, da mũi dầy sẽ dung nạp silicone trong thời gian lâu trước khi bị biến chứng nầy.
• Bao xơ co thắt và di lệch của thanh độn mũi: Thanh Silicone được bao bọc bởi mô xơ là phản ứng tự nhiên của cơ thể với vật lạ. Bao xơ nầy làm cho silicone không dính chặt vào mũi và do đó bất kỳ lực tác động nào bên ngoài cũng có thể làm cho thanh silicone bị xê dịch và di lệch. Có nhiều bệnh nhân không có bất kỳ phản ứng nào với chất liệu độn nâng mũi và bệnh nhân hài lòng trong nhiều năm đầu sau mổ. Nếu không lấy thanh độn ra khi có bao xơ co thắt, sự co thắt sẽ trầm trọng hơn tạo nên mô xơ có bề mặt không đều và dầy lên làm cho sống mũi mất thẩm mỹ, thậm chí có thể làm cho đầu mũi to hơn. Để giải quyết vấn đề nầy, phải thay thanh độn silicone bằng sụn tự thân.
• Thanh độn mũi bị trồi ra ngoài da: do thanh đôn không bám chặt vào mũi bị trọng lực kéo dần xuống dưới đè lên trên đầu mũi sẽ làm da đầu mũi mỏng dần và cuối cùng bị hoại tử do áp lực và thanh độn trồi ra ngoài. Ngoài ra, thanh độn cứng cũng có thể di chuyển ngược lên trên làm cho chiếc mũi biến dạng giống chiếc mũi heo.
• Làm hư trụ mũi và sụn cánh mũi: thanh silicone đè ép sẽ làm trụ mũi vẹo và nghiêng 1 bên, cánh mũi bị biến dạng làm lỗ mũi hai bên không đều. Trong một số trường hợp, ngay cả khi đã lấy thanh độn mũi ra ngoài, mô sẹo còn lại bên trong co rút tạo các vết lõm trên sống mũi và đầu mũi.
• Lắng đọng chất vôi: nhiều bệnh nhân dung nạp thanh độn silicone trong thời gian dài mà không có vấn đề gì. Nhưng chất vôi lắng đọng trên thanh độn có thể làm cho sống mũi không đều và một số trường hợp có thể dễ bị ung thư nếu không lấy thanh độn ra. Nên thay thanh độn mũi sau 20 năm sử dụng
• Gore-Tex Implants

• Có tên hoá học là expanded polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Ngoài việc dùng để nâng mũi, Gore-tex còn dùng để làm đầy các vết nhăn ở mặt, làm tăng thể tích môi, độn cằm và nâng coa gò má.
Được làm bằng chất liệu có độ dẻo, có các lỗ nhỏ cho phép mô mọc vào bên trong nên Gore-tex sẽ hòa nhập và gắn chặt vào cấu trúc của mũi sau mổ nên ít bị di lệch.
So với silicone, Gore-tex dễ hòa hợp với chiếc mũi hơn, mềm dẻo hơn nên dễ tạo nên dạng mũi tự nhiên và đường cong mềm mại như mong muốn. Tuy nhiên, do quá mềm nên Gore-Tex dễ thay đổi khi cấu trúc mũi thay đổi theo quá trình lão hóa. Ngoài ra, do bám chặt vào cấu trúc mũi nên khó lấy Gore-Tex ra khi có vấn đề hoặc nhiễm trùng.
Sụn tự thân

• Nhiều phẫu thuật viên thích dùng sụn tự thân để nâng mũi. Sụn được dùng thường là sụn vách ngăn mũi, sụn tai, sụn sườn. Đây là chất liệu của chính bệnh nhân nên ít bị nhiễm trùng. Ưu điểm nữa của sụn tự thân là: không tạo bao xơ nên tránh tất cả các khuyết điểm của silicone như không di lệch thứ phát, không bị trồi ra ngoài da… Cần thêm một vết mổ nữa để lấy sụn, làm tăng thời gian mổ.
Một chất liệu nhân tạo khác cũng được dùng nâng mũi là Medpor. Tương tự Gore-tex, Medpor cho phép mô chung quanh mọc vào trong nên có ưu điểm như Gore-tex. Đối với các trường hợp sửa mũi lại, một số vật liệu bằng collagen được dùng như AlloDerm hoặc ta có thể dùng da-mỡ của cơ thể (Dermal Fat Grafts).

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ