PHẪU THUẬT HÀM MẶT

Title: Nâng cằm kết hợp thẩm mỹ nâng mũi
Một khuôn mặt đẹp phải có các bộ phận hài hòa với nhau, mũi và cằm là hai trong số đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trời phú cho một chiếc cằm và một chiếc mũi đẹp. Vì vậy, nâng cằm và nâng mũi là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục nhược điểm trên, tạo nên một khuôn mặt hoàn hảo.
PHẪU THUẬT THẨM MỸ CẰM CÙNG VỚI PHẪU THUẪT THẨM MỸ MŨI

Mũi và cằm đẹp phải hài hòa với phần còn lại của khuôn mặt. Do đó, kích thước của từng phần trên khuôn mặt phải được đánh giá trên từng người để có kế hoạch chỉnh sửa tối ưu nhất.
Có 8 loại bất thường của cằm được xác định sau khi phân tích khuôn mặt: Cằm nhô không đủ, cằm nhô quá mức, cằm ngắn, cằm dài, cằm nhô không đủ và ngắn, cằm nhô không đủ và dài, cằm nhô quá mức và ngắn, cằm nhô quá mức và dài.
Đa số bệnh nhân sửa mũi có cằm nhô không đủ hoặc không đủ và ngắn. Kết quả của phẫu thuật sửa mũi sẽ tốt hơn nếu sửa chữa cằm được tiến hành cùng một lúc, thường là làm cho cằm dài hơn hoặc thỉnh thoảng ngắn hơn.
NÂNG CẰM BẰNG MẢNH GHÉP NHÂN TẠO (ALLOPLASTIC CHIN IMPLANT)
Mảnh ghép silicone đặc (dày: 4-10mm, được ưa chuộng nhất vì không bị biến dạng khi cơ thể tạo bao xơ bao quanh mảnh ghép), là trường hợp cằm bị lẹm ít (thiếu độ nhô ít hơn 10mm).
Mảnh ghép hẹp: dùng khi chỉ cần đẩy cằm ra trước một ít hoặc khi cần làm cho cằm có độ cong lồi ra trước.
Mảnh ghép rộng hay mảnh ghép giải phẫu: được dùng trong đa số trường hợp, tạo hình dáng tự nhiên hơn, tránh tạo cằm nhọn như mảnh ghép hẹp ở trên.

Hình 2. Mảnh ghép rộng hay mảnh ghép giải phẫu
Kỹ thuật mổ: Mổ qua đường trong miệng hoặc đường mổ dưới cằm.
– Đường mổ trong miệng được ưa chuộng vì tạo túi để đặt mảnh ghép chính xác hơn, tạo được bờ dưới cằm rõ ràng hơn, ít bị di lệch, không có sẹo ngoài da.
– Rạch cơ cằm để bóc tách dưới màng xương: tránh tổn thương thần kinh, mảnh ghép ít bị di lệch. Không bóc tách quá bờ dưới của cằm để tránh mảnh ghép di lệch về phía dưới của cằm.
– Đặt mảnh ghép vào đúng mặt trước của bờ dưới cằm, không ở cao sát với răng.
– Khâu phục hồi cơ cằm để tạo lớp vỏ bao che phủ mảnh ghép một cách tự nhiên, ngăn ngừa cằm bị xệ xuống dưới.
– Khâu vết mổ ở trong miệng.
– Băng ép, uống kháng sinh, súc miệng bằng thuốc sát trùng, ăn lỏng trong 1 tuần đầu sau mổ.
Biến chứng:
Mảnh ghép không cân đối:
• Do bị lệch khi đặt trong mổ. Cần tạo khoang đặt mảnh ghép chính xác.
• Bóc tách khoang quá rộng làm cho mảnh ghép dễ bị di lệch sau mổ. Cần cố định mảnh ghép, tạo khoang vừa chặt, mang băng cố định ở cằm 2 tuần sau mổ.
Nhiễm trùng: tỷ lệ thấp khoảng 1%.
Tổn thương thần kinh cằm, cơ vùng cằm, tụ máu là các biến chứng có thể tránh được khi mổ cẩn thận, đúng kỹ thuật.
Tiêu xương ít xảy ra khi mảnh ghép dày < 10 mm được đặt vào mặt trước của bờ dưới xương hàm. TẠO HÌNH CẰM BẰNG KỸ THUẬT CHỈNH HÌNH XƯƠNG (OSTEOPLASTIC GENIOPLASTY) Đây là phương pháp linh động hơn đặt mảnh ghép vì giúp sửa chữa tạo hình tất cả các khiếm khuyết của cằm. Chỉ định chính là khi cần tăng độ nhô ra trước của cằm hơn 10 mm, khi cần tăng độ dài của cằm. Kỹ thuật: - Tiêm thuốc tê tại chỗ hoặc gây mê. - Mổ tương tự như đặt mảnh ghép với đường mổ trong miệng. - Bóc tách dưới màng xương cho tới bờ dưới của xương hàm dưới, tránh bóc nhiều vào lớp mô mềm dưới da quá bờ dưới của xương hàm vì có các mạch máu từ mô mềm xuyên qua màng xương để nuôi xương, bóc tách qua hai bên tới bờ trước cơ nhai cho tới khi thấy thần kinh cằm. - Đánh dấu, vẽ trên xương hàm, cưa xương hàm cách lỗ ra của thần kinh cằm ít nhất 4 mm, đẩy phần xương hàm được cưa ra trước hoặc sang bên hoặc có thể ghép xương khi muốn kéo dài cằm ra nhiều… cố định bằng vis, plates titanium. - Khâu vết mổ và chăm sóc sau mổ như trong kỹ thuật đặt mảnh ghép. Biến chứng: - Tụ máu, nhiễm trùng ít gặp. - Không cân đối do lỗi kỹ thuật. - Tiêu xương ở mức độ nhẹ. - Dị cảm, giảm cảm giác xảy ra tạm thời. - Tổn thương thần kinh cằm có thể tránh được, đặc biệt không kéo nhiều quá trên mô mềm ở hai bên xương hàm.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ