Hiện nay trong giới trẻ trào lưu “bấm mí” đang trở thành phổ biến. Bấm mí tạo mí đôi không cần phẫu thuật là, Vì đây là phương pháp làm đẹp mà không cần phẩu thuật, được nhiều bạn trẻ ưa thích vì không để lại sẹo, không gây đau, sưng bầm và đặc biệt là bạn có thể trở lại hoạt động ngay sau bấm mí. Dưới sự thực hiện Đến với Viện PTTM của Tiến sĩ Bác sĩ Việt Thành, chắc chắn bạn sẽ hài lòng với dịch vụ Bấm mí tạo mí đôi .
PHÂN LOẠI KHÂU TẠO MẮT MÍ ĐÔI
Phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình mắt ở người Châu Á gần như đồng nghĩa với tạo mắt mí đôi vì chỉ có khoảng 50% người Á Châu sinh ra có mắt mí đôi. Có 3 loại phẫu thuật tạo mí đôi:Rạch da dài, rạch da ngắn, kỹ thuật khâu.Trong mỗi loại phẫu thuật trên, kèm với tạo mí, phẫu thuật viên đều có thể lấy mỡ mắt.
KỸ THUẬT KHÂU TẠO MẮT MÍ ĐÔI
Kỹ thuật khâu tạo mí đôi là kỹ thuật được ưa chuộng hiện nay vì đơn giản, hiệu quả, không có đường rạch da nên không tạo sẹo, thời gian hồi phục ngắn vì phù nề và chảy máu giảm đến tối thiểu và kết quả lâu dài. Được chia làm 2 loại: kỹ thuật với nhiều mũi khâu và kỹ thuật một mũi khâu.
Hình 2. Sự khác nhau về cấu trúc mắt mí trên giữa người Châu Á và người Tây Phương
KỸ THUẬT KHÂU MỘT MŨI
• Khâu thắt xuyên qua da: có 2 loại khâu cân cơ nâng với da và khâu bản sụn với da. Thường được sử dụng vì đơn giản, tạo nếp mí trên chắc chắn và rất tự nhiên.
Hình 3. Kỹ thuật khâu một mũi – Khâu thắt xuyên qua da
• Khâu thắt xuyên qua kết mạc mắt: khâu từ bên trong mắt, kỹ thuật khâu khó hơn.
Ưu điểm: nhanh, hồi phục nhanh (sưng nề < 1 tuần), có thể đảo ngược hoặc điều chỉnh mí đôi.
Khám trước mổ
- Giải thích về các ưu khuyết của các kỹ thuật tạo mí đôi, có cần lấy mỡ mắt kèm theo hay không?
-Giải thích khả năng có thể mất cân xứng về chiều cao mí đôi do sự di chuyển của chân mày hai bên khác nhau tạo nên.
- Nếu kích thước của khe mắt hai bên khác nhau và có nếp màng ở khóe trong mắt, khả năng có sự thay đổi ở các đặc điểm này sau mổ.
Vẽ trước mổ
-Bệnh nhân nằm ngửa mở mắt
-Vẽ điểm dự định khâu tạo mí đôi: điểm ngoài và trong, đo khoảng cách từ điểm dự định khâu cho đến bờ lông mi hai bên để kiểm tra có cân xứng không?
-Cho bệnh nhân ngồi dậy nhìn vào gương để kiểm tra xem vị trí nếp mí có cân xứng và vừa ý chưa. Có thể dời nếp mí lên cao hoặc xuống thấp theo ý thích.
Gây tê
Có thể nhỏ thuốc tê kết mạc mắt.
KỸ THUẬT KHÂU TẠO MÍ ĐÔI VỚI MỘT MŨI KHÂU
-Rạch da 1mm ở điểm trong và ngoài đã đánh dấu
- Tiến hành khâu:khâu bản sụn với da mí trên
KỸ THUẬT KHÂU TẠO MÍ ĐÔI VỚI MỘT MŨI KHÂU VÀ LẤY MỠ
Kỹ thuật khâu tương tự như trên.
Trước khi khâu tạo mí, ta có thể lấy mỡ ở mi mắt trên qua điểm rạch da 1mm để khâu tạo mí bằng cách massage, nặn, đè nhẹ lên nhãn cầu để mỡ lòi ra ngoài và lấy đi.
KỸ THUẬT KHÂU TẠO MÍ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI
Ở người lớn tuổi hơn với da mắt chưa chùng nhiều, kỹ thuật khâu tương tự như người trẻ nhưng có thay đổi là điểm cố định về phía ngoài và cao hơn vì mí mắt trên có da dư chùng, nhất là ở khóe mắt ngoài.
CHĂM SÓC SAU MỔ
-Nằm đầu cao và chườm đá trong 30 phút ngay sau mổ.
-Tiếp tục chườm đá trong 2 ngày.
-Dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong 3 ngày.
-Rửa mặt 2 lần/ngày và thoa mỡ kháng sinh vào mắt.
-Không trang điểm mắt trong 3 ngày.
PHỤC HỒI
-Mắt bị sưng nề nhẹ buổi sáng khi thức dậy trong khoảng 4 ngày.
-Sau mổ 3 tuần, mũi khâu sẽ bớt căng, lúc đó mí mắt sẽ trông tự nhiên hơn.
-Bầm máu có thể xảy ra, nhất là ở người cao huyết áp hoặc đang có kinh, hay xảy ra ở bệnh nhân nín thở khi mổ. Do đó, bệnh nhân nên thở bằng miệng và thư giãn mắt trong lúc mổ.
-Cảm giác căng ở mắt khi mở mắt ra ngay sau mổ, sẽ giảm dần trong 1 tuần sau mổ.
BIẾN CHỨNG
Mí mắt hai bên không cân xứng: Nên khám và thông báo cho bệnh nhân trước mổ.
Mất nếp mí đôi: có thể xảy ra trong vòng 3 tháng sau mổ khi chỗ khâu chưa tạo mô xơ chắc chắn(Chưa có trường hợp nào mí đôi mất đi sau khi khâu).
Kích thích kết mạc mắt: do mối chỉ bị lỏng và chạm vào kết mạc. Phải lấy chỉ ra ngay.